
Bệnh rệp sáp - Mối đe dọa đến năng suất và chất lượng cà phê
Ngân Thảo
Th 4 12/06/2024
Nội dung bài viết
Cà phê có thể được chế biến thành vô số loại thức uống khác nhau, từ những món đơn giản như cà phê đen đến những món cầu kỳ hơn như Cappuccino. Vì vậy, cà phê là thức uống phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam. Hàng năm ngành sản xuất cà phê mang lại giá trị kinh tế lớn cho nước ta. Tuy nhiên, cây cà phê đang đối mặt với mối đe dọa “thầm lặng” - bệnh rệp sáp.
1. Bệnh rệp sáp trên cây cà phê là gì?
Bệnh rệp sáp hay còn gọi là bệnh phấn trắng, rệp sáp trắng. Bệnh thường xuất hiện khi cây cà phê nở hoa đến hết vụ thu hái. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch rệp sáp vẫn còn sống và có thể đẻ trứng trong những cụm hoa chưa nở.
Rệp sáp trưởng thành có thân hình bầu dục và có nhiều sơ sáp màu trắng. Rệp sáp thường đẻ trứng hình bầu dục thành tổ hình tròn, bên ngoài có nhiều lông tơ trắng. Còn con non có màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và thường nằm một chỗ để hút nhựa cây.
Loài rệp này thường gây hại cây vào tất cả các mùa trong năm nhưng chúng thường tấn công mạnh vào mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa. Khi trời mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao thì mức độ tấn công của rệp sáp cũng giảm dần theo.
2. Nắm bắt nguyên nhân gốc rễ của bệnh rệp sáp
Nguyên nhân chính gây ra bệnh rệp sáp cà phê là do sự tấn công mạnh mẽ của côn trùng rệp sáp (Planococcus spp. và Pseudococcus spp.) lên bề mặt lá, cuống hoa và quả của cây. Sau đó, chúng sẽ tiến hành hút chất dịch từ nhựa cây và làm cây suy yếu.
Một trong những nguyên nhân góp phần gây nên bệnh rệp sáp là môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho rệp sinh trưởng. Khi thân lá cà phê bị ẩm mốc hoặc chịu tác động của mưa nhiều cũng thúc đẩy quá trình lây lan của bệnh. Ngoài ra, sự suy giảm của các kẻ thù tự nhiên như côn trùng ăn cỏ dại đặc biệt là sâu đục trái cũng làm cho rệp sáp có cơ hội phát triển mạnh mẽ trên cây.
3. Nắm rõ dấu hiệu để bảo vệ vườn cà phê khỏi rệp sáp
Người trồng cây cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết này để ứng phó kịp thời với bệnh rệp sáp trên cây cà phê. Khi mắc bệnh, lá cây thường bị mất màu và chuyển sang màu vàng hoặc nâu và dần héo úa. Ngoài ra, mặt trên của lá cà phê còn có thể xuất hiện nhiều mảng sáp màu trắng hoặc nâu. Sau khi rệp sáp hút chất dinh dưỡng từ lá cây, trên lá sẽ xuất hiện những dấu vết màu nâu do rệp sáp ăn lá để lại.
Cây cà phê bị rệp sáp tấn công thường suy yếu và trên cành xuất hiện những đốm trắng. Rệp sáp còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên cành, trên lá và quả làm ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Rệp sáp thường sống trong đất và bám xung quanh rễ. Chúng hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển. Trong quá trình lớn lên, rệp sáp thường tiết ra lớp sáp không thấm nước phủ quanh rễ và làm cho cây không hút nước và chất dinh dưỡng. Từ đó, cây sẽ suy kiệt rồi chết dần.
4. Vì sao cần phòng trừ rệp sáp kịp thời để bảo vệ cây cà phê?
Rệp sáp gây hại cho cây cà phê và làm giảm chất lượng cà phê. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân.
Việc tấn công của rệp sáp làm cây cà phê khó chống chọi với tác động bên ngoài như thời tiết xấu và sâu bệnh khác. Điều này làm ảnh hưởng đến việc củng cố và gia tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, việc hút chất dinh dưỡng từ lá của rệp sáp còn làm giảm khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng của cây thông qua quá trình quang hợp. Cuối cùng, bệnh rệp sáp còn khiến cây cà phê dễ bị các loài sâu bệnh khác tấn công. Điều này tạo điều kiện cho sự lan truyền các căn bệnh khác trên cây cà phê.
Với tất cả những tác động tiêu cực này, việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh rệp sáp trên cây cà phê là điều quan trọng để đảm bảo chất lượng cho ngành công nghiệp cà phê.
5. Giải pháp hữu hiệu để diệt trừ rệp sáp trên cây cà phê
5.1 Biện pháp hóa học
Cần lựa chọn thuốc trừ sâu có thành phần chống rệp sáp trên cây cà phê. Có thể sử dụng các thuốc chứa gốc đồng để phun xịt cho cây vì đồng mát sẽ làm mòn lớp vỏ kitin của rệp sáp.
Cần xác định thời điểm phun thuốc hợp lý. Cần phun thuốc trong giai đoạn rệp sáp còn non và chưa phát triển hoàn thiện để diệt trừ mầm bệnh hiệu quả.
5.2 Biện pháp canh tác
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ quanh gốc để hạn chế quá trình lây lan của nấm và sinh vật gây bệnh
Cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho vườn đồng thời cắt bỏ những cành bị bệnh nặng và tiêu hủy chứng để hạn chế sự phát triển của rệp sáp
Chọn giống cà phê khỏe, cho năng suất cao và kháng sâu bệnh tốt
Chế độ bón phân cân đối hợp lý, trộn đều phân chuồng hoai và NPK với phân bón hữu cơ sinh học để giúp cây phát triển tốt và có sức chống lại rệp sáp
Phương Vy Coffee gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách nhận biết và phòng trừ bệnh rệp sáp - một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây cà phê. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ vườn cà phê của mình một cách hiệu quả.
Nguồn: Tham khảo từ Internet