Giải pháp nào cho bài toán bệnh héo rũ trên cà phê?
Ngân Thảo
Th 4 12/06/2024
Nội dung bài viết
Ngành sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 01.2024 đạt 238.266 tấn với kim ngạch thu về 726,6 triệu USD.
Tuy nhiên, ngành sản xuất cà phê gặp nhiều thách thức, điển hình là thường xuyên đối mặt với dịch bệnh. Trong đó, bệnh héo rũ cà phê là một trong những bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng cà phê.
Bài viết sau đây sẽ nêu ảnh hưởng của căn bệnh héo rũ cà phê đồng thời đưa ra giải pháp hiệu quả để đảm bảo năng suất cây trồng.
1. Bệnh héo rũ cà phê là gì?
Bệnh héo rũ cà phê (Gibberella xylarioides) hay có tên gọi khác là bệnh chết nhanh cây cà phê - là một trong những nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất cho ngành cà phê Việt Nam. Bệnh do nấm Fusarium sp. gây ra. Nấm tấn công vào mạch dẫn dưới vỏ cây, ngăn chặn sự vận chuyển nước và dưỡng chất, dẫn đến tình trạng khô cành, khô thân, khô lá và chết dần của cây.
Vào năm 1920 tại châu Phi cận Sahara, bệnh héo rũ được phát hiện và đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các vùng trồng cà phê trên thế giới, ảnh hưởng đến cả hai giống cà phê Arabica và Robusta.
2. Nguy cơ tiềm ẩn từ nấm và vi khuẩn
Nấm Fusarium sp. xâm nhập vào cây cà phê thông qua rễ cây, sau đó chúng di chuyển theo mạch dẫn và làm tắc nghẽn mạch dẫn khiến cây không thể trao đổi chất và vận chuyển nước lên lá. Loài nấm này phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ 25 - 30 độ C). Cây dễ mắc bệnh khi cây được gieo trồng ở môi trường đất có độ pH 4 - 5, thiếu đạm và lân.
Ngoài ra, trong mùa mưa đất bị úng nước, ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho loài nấm Fusarium sp. này phát triển và gây hại đến cây cà phê. Bệnh có thể xâm nhập vào cây qua các vết thương do côn trùng hút chích rễ cây hoặc qua các vết thương do xây xát khi thu hoạch.
3. Dấu hiệu cho thấy cây cà phê đang bị héo rũ
Khi mắc bệnh, lá cà phê sẽ chuyển sang màu vàng úa, sau đó héo rũ dần. Biểu hiện này thường xuất hiện ở một vài cành cà phê sau đó lan ra toàn bộ cây. Cây cà phê sẽ bị héo rũ từng cành, từng nhánh, sau đó lan ra toàn bộ cây. Cành và thân cây thường mềm nhũn và dễ gãy do mất nước và dưỡng chất. Rễ cà phê khi bị nấm tấn công bị chuyển sang màu nâu đen và dẫn thối nhũn.
4. Tác động của bệnh héo rũ đến sản lượng và chất lượng cà phê
Bệnh héo rũ cà phê gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế cho người trồng cà phê. Khi mắc bệnh, cây cà phê không thể trao đổi chất như bình thường, từ đó làm năng suất giảm sút hay thậm chí gây chết hàng loạt cây cà phê.Khi mắc bệnh, cây cà phê thường cho hạt nhỏ và chất lượng cà phê bị giảm sút do mất đi hương vị và hàm lượng dưỡng chất.
Bệnh héo rũ là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết để bảo vệ ngành cà phê Việt Nam. Việc phòng trừ bệnh cần được thực hiện đồng bộ và tích cực để hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người trồng cà phê.
5. Hướng dẫn phòng trừ hiệu quả bệnh héo rũ cà phê
Để giảm thiểu tình trạng nấm xâm nhập gây ra bệnh héo rũ cà phê, người trồng cây cà phê cần lưu ý những biện pháp phòng bệnh sau:
5.1 Biện pháp sinh học
Thường xuyên sử dụng phân chuồng, phân lân và kết hợp cùng trichiderma để bón phân cho cây cà phê. Vì phân chuồng hoai mục sẽ giúp cây được bổ sung chất dinh dưỡng, phân lân có tác dụng kích thích rễ sinh trưởng mạnh và trichoderma giúp ức chế quá trình sinh trưởng của nấm.
5.2 Biện pháp hóa học
Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học chứa các thành phần: difenoconazoll, hexaconazole, propiconazole, tebuconazole hoặc hỗn hợp của các thành phần này để hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ.
5.3 Biện pháp canh tác
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh trên cây kịp thời. Đồng thời, cần vệ sinh vườn bằng cách dọn cỏ xung quanh gốc cây để tránh tạo môi trường ẩm ướt.
Tỉa cành để tạo sự thông thoáng nhằm tránh sự phát triển của mầm bệnh.
Trên đây, Phương Vy Coffee đã gửi đến bạn đọc cách nhận biết và phòng trừ bệnh héo rũ cà phê. Theo dõi Phương Vy Coffee để cập nhật những bài viết bổ ích về cách nhận biết các loại bệnh trên cây cà phê và cách thức nâng cao năng suất cây cà phê nhé!
Nguồn: Tham khảo từ Internet