Tìm hiểu toàn bộ về hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê hiện nay

Tìm hiểu toàn bộ về hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê hiện nay

Ngân Thảo
Th 6 24/05/2024
Nội dung bài viết

Cà phê là một trong số các loại cây trồng quan trọng và phổ biến ở khắp thế giới, đặc biệt là tại những vùng đất khí hậu nhiệt đới giống như Việt Nam. Tuy nhiên, việc tưới nước cho cây cà phê tại nước ta đôi khi vẫn gặp khó khăn và phải tốn kém quá nhiều về chi phí. Chính điều đó, hệ thống tưới nhỏ giọt xuất hiện được xem là một giải pháp tiên tiến để giải quyết vấn đề này và mang đến hiệu quả cao trong quá trình trồng cà phê. 

Vậy nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt khi trồng cây cà phê như thế nào để có được đạt hiệu quả cao? Hãy tìm hiểu ngay các thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê là gì?

1.1. Khái niệm về hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt trong quá trình trồng cây cà phê là một phương pháp cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng trực tiếp đến vị trí rễ cây trồng bằng hệ thống đầu nhỏ giọt tự động. Hệ thống được gắn chìm trong ống PE canh theo khoảng cách cố định và có sự bố trí tại từng gốc cây. 

Đối với phương pháp này giúp cung cấp đủ nguồn nước và chất dinh dưỡng đồng đều cho mọi cây cà phê được trồng. Đồng thời hỗ trợ người dân quản lý được mực nước tưới và chất dinh dưỡng theo cách hiệu quả nhất.

1.2. Đặc điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà phê tại các vùng Tây Nguyên sẽ có hiệu quả cao về mật độ nước được tưới và quản lý chất dinh dưỡng, tránh bị thất thoát bay hơi. Nhưng để đảm bảo đủ lượng nước tưới cho khu vườn cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng cần phải tuân thủ nhu cầu lượng nước theo mỗi giai đoạn phát triển của cây cà phê. Với giai đoạn phân hóa mầm hoa, nên xiết nước và chỉ cần tưới lúc mầm hoa đã được phân hoá đủ. 

Lượng nước để tưới cây chỉ cần từ 200-250 lít/1 gốc; khoảng cách giữa các lần tưới thứ nhất và thứ hai tầm khoảng 20 - 25 ngày. Đối với phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 40 - 50% lượng nước tưới và cũng sẽ giúp hoa cà phê bung ra đồng đều cùng lúc.

Trong quá trình nuôi quả, người trồng nên tưới phân tầm 7 - 10 ngày/lần, mỗi lần tưới khoảng 30 - 50kg nhiều loại phân. Đồng thời, nên thực hiện nuôi cành để dự trữ cho năm sau. Đối với hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê, tổng lượng nước cần tưới trong một vụ cần nên đạt từ 1000 - 1300 m3/ 1 hecta.

2. Ưu điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau bao gồm:

  • Tiết kiệm nguồn nước: Hệ thống tưới nhỏ giọt mang đến các lượng nước nhỏ bằng nhiều điểm tưới, từ đó giúp tiết kiệm được nguồn nước một cách tối đa và tránh bị thất thoát nước.

  • Tiết kiệm nguồn chi phí cho công nhân lao động: Hệ thống tưới giúp giảm thiểu nguồn chi phí nhân công so với cách tưới thủ công thông thường. Thêm vào đó, hệ thống này cũng rất dễ dàng kết hợp với nhiều công nghệ mới tự động hóa và cơ giới hóa. Việc này giảm rủi ro và cắt bớt chi phí liên quan đến nguồn nhân công và tăng độ chính xác trong quá trình canh tác.

  • Tiết kiệm khoản chi cho phân bón: Việc tưới nhỏ giọt kết hợp nhiều loại phân bón hòa tan trong nước tưới, điều đó giúp lượng phân được phân bổ đồng đều và vừa đủ ở các bộ rễ cây trồng. Đồng thời, giúp cho cà phê dễ dàng hấp thụ lượng phân bón và tránh bị lãng phí bởi rửa trôi, hoàn toàn thẩm thấu sâu xuống dưới lòng đất cũng như hạn chế tình trạng phân bón không đều giữa những gốc cây.

  • Phân bố đồng đều lượng phân và nước: Các điểm tưới nhỏ giọt với lưu lượng cố định giúp cho hoạt động phân bổ lượng nước và phân bón đều trong những lần tưới và trên những cây trồng ở cùng khu vực tưới. Việc này giúp cho cây cà phê phát triển đồng đều, tạo nên năng suất tốt và giảm được nhiều tổn hại và thất thoát.

  • Cân bằng và duy trì mức độ ẩm cho nguồn đất: Việc tưới nhỏ giọt sẽ giúp duy trì được độ ẩm đất theo nhu cầu của cây cà phê. Nó giúp cây sinh trưởng tốt hơn, khỏe mạnh và có được năng suất cao.

  • Hạn chế bệnh cho cây cà phê: Tưới nước hệ thống nhỏ giọt giúp giảm bớt hiện tượng ngập úng chỗ rễ cây, đảm bảo cho rễ cây sẽ hô hấp và phát triển một cách khỏe mạnh. Ngoài ra, giảm thiểu sự phát triển các bệnh về nấm bệnh bởi độ ẩm cao.

  • Giảm tiền thuốc trừ cỏ: Tưới nhỏ giọt chỉ cung cấp lượng nước tại những khung thời gian tưới cố định và chỉ tập trung ở vùng rễ cây, do đó hạn chế sự phát triển nhiều loại cỏ dại xung quanh.

3.  Khuyết điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê

Tuy nhiên, người trồng nên lưu ý đến các nhược điểm khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, cụ thể là:

  • Thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn: Có thể bị nghẽn do chất cặn, sinh vật hữu cơ, tảo hoặc phân bón lắng cặn, kết tủa,... Vì thế, để nguồn nước đảm bảo chất lượng thì nên trang bị bộ lọc tốt. 

  • Cần chuyên môn cao trong quá trình thiết kế và lắp đặt: Máy tưới cà phê sẽ đòi hỏi người thiết kế cần phải có kiến thức chuyên môn trong lắp ráp hệ thống này nhằm tránh bị những lỗi vận hành như dội áp, sụt áp, lượng nước tưới không đều, bơm không chính xác.

4. Các lưu ý trong hệ thống tưới nước nhỏ giọt cây cà phê

Trong khi tưới, kết hợp bón phân cũng cần được chú ý. Tất cả các loại phân đơn, phân hòa tan, phân lỏng và dạng thuốc diệt tuyến trùng cho rễ hoặc cải tạo đất,…toàn bộ đều có thể bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Phân cùng với thuốc sẽ được đưa đến hệ thống tưới nhỏ giọt bằng đường ống chính với ống nhánh để đi đến mỗi gốc cây cà phê. 

Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà phê, người trồng sẽ có thể tự điều khiển việc bón phân và những loại thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó giúp hỗ trợ cho cây trồng một cách hiệu quả và tối ưu mà không cần phụ thuộc nhiều đến điều kiện của thời tiết nhưng vẫn mang đến năng suất tốt nhất. Sau thời gian tưới ra hoa cà phê xong, có thể tiếp tục tưới cây thường xuyên kết hợp cùng việc bón phân thông qua hệ thống 7 ngày/ lần cho suốt mùa khô nhằm đảm bảo cây không bị rụng trái.

5. Kết luận

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà phê được coi là một sự lựa chọn hiệu quả đối với những khu vực trồng cây cà phê tại vùng nùi Tây Nguyên. Chúng giúp tiết kiệm nước, quản lý tốt nguồn nước và cung cấp đủ lượng dinh dưỡng, phân phối các chất đồng đều, tiết kiệm cả thời gian và công sức, và giảm được nhiều sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào thì người trồng cũng cần phải chú ý thực hiện đúng cách và sử dụng đúng với điều kiện của từng địa phương cũng như nhu cầu trong việc trồng cà phê.

Nguồn: Tham khảo từ Internet

Nội dung bài viết