
Cứu cà phê khỏi "cơn ác mộng" vàng lá thối rễ
Ngân Thảo
Th 4 12/06/2024
Nội dung bài viết
Cà phê không chỉ là thức uống không thể thiếu trong đời sống hiện đại mà còn là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân Việt. Tuy nhiên, cà phê luôn đối mặt với nguy cơ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Bệnh vàng lá thối rễ được xem là “ác mộng” của người trồng cà phê vì nó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và có thể hủy hoại cả vườn cây.
1. Nông dân điêu đứng vì bệnh vàng lá thối rễ tàn phá vườn cà phê
Bệnh vàng lá thối rễ do tuyến trùng Pratylenchus coffeae kết hợp cùng tuyến trùng Meloidogyne sp. và nấm ký sinh Fusarium solani và Rhizoctonia solani gây ra. Thông qua các vết thương hay vết sưng trên rễ, những loại nấm gây hại này sẽ xâm nhập và tấn công làm hoại tử rễ. Một số trường hợp khác, bệnh có thể do rệp sáp hại rễ gây ra.
2. Vàng lá thối rễ trên cây cà phê: Do đâu mà ra?
Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ thích hợp là điều kiện tốt để rễ cây phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để tuyến trùng và nấm bệnh dễ dàng tấn công vào rễ và lấy đi chất dinh dưỡng của cây.
Bệnh vàng lá thối rễ thường xuất hiện ở những nơi trồng không được thường xuyên bổ sung phân hữu cơ hatt bón phân không đủ làm cây suy giảm sức đề kháng. Vì khi sức khỏe cây cà phê yếu đi cũng là lúc nấm và vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công và xâm nhập vào cây qua đường rễ hoặc những vết thương ở rễ vô tình gây ra từ việc đào xới. Bên cạnh đó việc tưới tiêu tràn lan, không kiểm soát cũng tạo điều kiện để nấm bệnh lan truyền theo đường nước.
3. Cảnh báo 2 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê
3.1 Lá chuyển sang màu vàng
Khi bị mắc bệnh, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là cây sinh trưởng chậm, lá cây dần chuyển sang màu vàng, cành cây khô và cây còi cọc. Triệu chứng lá vàng thường thấy rất rõ vào mùa khô sau khi qua mùa mưa và chưa tưới tiêu. Trong trường hợp cây mắc bệnh nặng, cành lá sẽ héo khô, lá có dấu hiệu rụng hàng loạt và dẫn đến chết cây.
3.2 Rễ bị thối đen
Ngoài ra, ta có thể nhận biết dấu hiệu bệnh vàng lá thối rễ qua cách quan sát rễ cây. Khi bị nấm ký sinh Fusarium solani và Rhizoctonia solani tấn công, rễ tơ sẽ bị thối đen. Còn đối với những cây trở bệnh nặng, rễ cọc của cây cũng thối và bị đứt ngang. Vì bộ rễ của cây cà phê bị nấm và vi khuẩn tấn công và phá hủy nên rễ cây không thể bám sâu vào đất làm cây dễ nghiêng ngả khi có gió to. Sau đó, cây sẽ chết dần vì bộ rễ không thể hấp thu chất dinh dưỡng và nước có trong đất.
4. Cận cảnh những thiệt hại do bệnh vàng lá thối rễ gây ra
Bệnh vàng lá thối rễ đang là mối đe dọa lớn cho ngành cà phê Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề về năng suất và chất lượng. Theo điều tra hiện trạng các vườn cà phê trước tái canh tại Tây Nguyên, có khoản 21.4 - 26.8% các khu vườn có tuổi đời hơn 20 năm phải tái canh do bệnh vàng lá và có khoảng 25% số khu vườn ít hơn 20 năm phải tái canh do cây bệnh nặng.
Bệnh vàng lá thối rễ không những gây ra những thiệt hại về kinh tế người gieo trồng mà còn khiến năng suất cà phê giảm sút, thậm chí làm chết cả vườn cà phê.
5. Bảo vệ vườn cà phê khỏi bệnh vàng lá thối rễ với 2 biện pháp đơn giản
5.1. Biện pháp hóa học
Phát hiện sớm bệnh vàng lá thối rễ, dùng 500g Eddy 72WP + 250g Hợp Trí Super Humic + 500ml Carbosan 25EC + 20g Thiamax 25WG /phuy 200 lít, tưới 5 - 10 lít dung dịch/gốc, tập trung vào vùng cổ rễ, tưới 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng (20 - 40 kg/gốc) với Nấm đối kháng Trichoderma nhằm tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất để tăng thêm sức đề kháng cho cây.
5.2. Biện pháp canh tác
Cần giữ vườn thông thoáng, tránh ngập nước vào mùa mưa và thường xuyên tỉa cành, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh
Hạn chế việc đào xới, làm bồn trên vườn cây bị bệnh. Vì việc đào xới rất dễ gây tổn thương lên rễ cây, từ đó, vi khuẩn và nấm gây hại dễ dàng tấn công vào rễ cây
Khi phát hiện cây bệnh, không được tưới tiêu quá mức để hạn chế bệnh truyền từ cây này sang cây khác qua đường nước
Cần rà rễ kỹ khi khai hoang đồng thời nên luân canh cây trồng 2 - 3 năm để đảm bảo dưỡng chất cho nguồn đất
Cần chọn giống cây sạch bệnh, đề kháng tốt để ngăn ngừa việc nhiễm bệnh sau này
Cần sát khuẩn vườn vào đầu mùa mưa bằng việc bón vôi, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng độ pH của đất nhằm giúp cây phát triển tốt.
Bên cạnh những biện pháp phòng trừ được đề cập, việc thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng cây cà phê cũng vô cùng quan trọng. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Nguồn: Tham khảo từ Internet