Hạt ngọc nâu “Arabica” và vùng đất trồng cà phê Arabica nổi tiếng
PV Coffee
Th 5 14/03/2024
Nội dung bài viết
Nếu bạn là một người có sở thích uống cà phê Arabica, chắc hẳn đã từng trải qua sự hấp dẫn bởi hương thơm mang nét đặc trưng và mùi vị chua ngọt nhẹ. Từng khu vực trồng trọt cà phê Arabica trên thế giới sẽ mang đến một trải nghiệm khác biệt và độc đáo.
Cùng theo chân Phương Vy Coffee để khám phá chi tiết hơn về những vùng đất trồng cà phê Arabica.
1. Giới thiệu nguồn gốc và sự phân bố cây cà phê Arabica trên thế giới
Trước thế kỷ thứ 19, giống cà phê duy nhất được sản xuất trên thế giới chính là Arabica. Ở thời kỳ này, các giống Arabica chỉ được lựa chọn đơn giản chủ yếu để đạt các yêu cầu về khả năng thích ứng tốt, năng suất cao và chất lượng tốt.
Đến năm 1920, bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust – CLR) xuất hiện như một cơn dịch bệnh tại khắp các quốc gia cà phê tại Châu Á và Châu Phi. Căn bệnh này ngày càng lan rộng và tạo nên nhiều khủng hoảng cho giới cà phê. Điều này đã khiến nhiều nông dân buộc phải tìm các loại cây trồng khác để thay thế.
Trong khi một vài quốc gia đã chọn giải quyết vấn đề bằng cách thay thế việc sản xuất cây cà phê bằng những cây trồng khác thì Indonesia lựa chọn khởi đầu lại với giống cà phê Robusta. Vấn đề dường như đã được giải quyết khi giống cà phê Robusta mang khả năng kháng CLR cao và đạt được năng suất cao hơn.
Nhưng thực tế lại đáng buồn khi chất lượng của hạt cà phê Robusta lại thấp hơn so với hạt cà phê Arabica. Vì thế vào những năm cuối giai đoạn 1970 – 1980, để giải quyết căn bệnh CLR có trên cây cà phê, nhiều quốc gia đã tiến hành thực hiện các chương trình lai tạo giống mới nhằm tạo ra các giống cà phê có khả năng kháng CLR.
Hiện nay, khoảng 125 giống cà phê thuộc loài Arabica hiện đang có mặt rộng rãi trên khắp thế giới. Chúng phân bố từ Mỹ Latinh, Châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á đến các quần đảo thuộc Caribbean và Thái Bình Dương. Thế nhưng, các vườn Arabica được trồng trên thế giới không chiếm quá 1% sự đa dạng sinh học khi so sánh với các giống Arabica hoang dã ở vùng Tây Nam Ethiopia.
2. Các vùng nổi tiếng trồng cây cà phê Arabica trên thế giới
Trên thế giới hiện có rất nhiều các quốc gia chuyên trồng và cho sản xuất cây cà phê Arabica. Một số vùng có sản lượng cây Arabica tạo nên chất lượng tốt như:
2.1 Khu vực Nam Mỹ
Trung và nam Mỹ là khu vực cung cấp sản lượng Arabica lớn nhất trên thế giới. Các nước chuyên sản xuất cà phê chính là Brazil, Colombia, Honduras, Costa Rica và Guatemala. Trong đó, hai nước có tổng lượng cà phê lớn trên thế giới chính là Colombia và Brazil.
Những quốc gia này đều có nhiệt độ rơi vào khoảng 18 – 23 độ C và độ cao mặt đất so với mặt nước biển từ 900 – 1800m. Đây là những điều kiện tiêu chuẩn giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh và đạt được hương vị phong phú, hấp dẫn. Colombia dù có điều kiện nhiệt độ không phải là tốt nhất để trồng cà phê nhưng lại có thể mang lại sản lượng đạt cà phê vô cùng lớn. Các vùng trồng cà phê chính ở Colombia chính là Santander, Antioquia và Huila.
Brazil là quốc gia có tổng lượng sản xuất cà phê Arabica nói riêng và cà phê nói chung lớn nhất trên thế giới. Các điều kiện về khí hậu, địa lý tại quốc gia này vô cùng lý tưởng cho việc trồng cây cà phê. Các vùng trồng cà phê Arabica chính ở Brazil chính là Espírito Santo, São Paulo, Bahia và Minas Gerais.
2.2 Châu phi
Do có nguồn gốc từ Ethiopia nên có thể nói Châu Phi là đất bản địa của cà phê Arabica. Tại Ethiopia, trồng cà phê từ lâu đã phát triển lớn mạnh và trở thành một công việc chính. Ngoài Ethiopia, vẫn có nhiều quốc gia khác cũng thực hiện trồng cây cà phê Arabica như Tanzania, Rwanda và Kenya. Sự khác lạ và đặc biệt về độ cao và địa hình đã khiến cây cà phê được trồng tại Châu Phi có hương vị rất riêng biệt và đạt được chất lượng rất tốt.
2.3 Châu Á
Châu Á cũng là một khu vực quan trọng cung cấp lượng lớn cà phê Arabica cho thế giới, đặc biệt Indonesia. Cà phê được chế biến từ hạt Arabica tại Indonesia mang lại hương vị vô cùng đậm đà và độc đáo. Các nước tập trung sản xuất giống cà phê Arabica tại Châu Á gồm có PaPua New Guinea, Philippines và Ấn Độ. Những quốc gia này đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết để trồng và đảm bảo hạt cà phê Arabica có chất lượng cao.
Tóm lại, trải qua quãng thời gian dài phát triển, cà phê Arabica đã được trồng ở nhiều vùng, khu vực, lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Mỗi khu vực đều cho ra hạt Arabica mang hương vị độc đáo và vô vùng riêng biệt. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề cung cấp cà phê Arabica cho toàn cầu thì các quốc gia Brazil, Colombia, Costa Rica, Honduras, Guatemala và Indonesia đều có tầm quan trọng cực kỳ đặc biệt.
3. Tác động của khu vực trồng cà phê Arabica đối với thị trường thế giới
Xu hướng tiêu dùng cà phê Arabica trên thị trường cà phê thế giới có sự không đồng nhất. Hạt Arabica với mùi chua xen lẫn chút vị ngọt vẫn được xem là nàng hậu của giới cà phê và được nhiều người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê chế biến từ hạt Arabica vẫn chưa chiếm được sự ưa chuộng quá lớn từ khu vực Châu Á. Bởi lẽ, người dân ở khu vực này họ có thói quen ưu tiên sử dụng sản phẩm rẻ hơn.
Các hạt Arabica được ưa chuộng hơn bởi các nước tại khu vực Châu Âu và Châu Mỹ. Hai khu vực trên cũng đồng thời là khu vực có lượng sản xuất Arabica lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, quy định EUDR được EU ban bố gần đây đề cập đến nội dung cấm nhập khẩu mặt hàng cà phê đã khiến Indonesia, quốc gia sản xuất Arabica lớn trên thế giới, phải đối mặt với sự sụt giảm lượng tiêu thụ cà phê Arabica tại một thị trường quan trọng như EU. Đồng thời, sự cố tại Suez và căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ đã khiến giá cà phê Arabica tăng lên và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại trong tương lai gần. Điều này khiến việc tiêu thụ cà phê Arabica trên thế giới có xu hướng sẽ giảm mạnh trong tương lai gần.
4. Kết luận
Với các thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn có thể biết rõ hơn về những khu vực chuyên cung cấp trồng loại cây cà phê Arabica. Bạn có thể thấy Arabica vốn là loại cà phê quý hiếm bởi chúng đòi hỏi nhiều yêu cầu về địa lý và khí hậu. Mong rằng nội dung bài viết sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn trong về lĩnh vực coffee mà hiện khách hàng quan tâm.
Nguồn: Tham khảo từ Internet