Những câu chuyện chưa kể về hạt cà phê đặc sản - Specialty Coffee

Những câu chuyện chưa kể về hạt cà phê đặc sản - Specialty Coffee

PV Coffee
Th 6 15/03/2024
Nội dung bài viết

Cà phê đặc sản - Specialty Coffee không chỉ là một loại cà phê ngon, mà còn là một hành trình đầy thú vị, từ những hạt cà phê chín mọng trên cây đến tách cà phê thơm ngon trong tay bạn. 

Bên cạnh những giá trị về chất lượng, “cà phê đặc sản” còn mang nhiều câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Cùng Phương Vy Coffee khám phá ở bài viết sau đây nhé!

1. Định nghĩa cà phê đặc sản - Specialty Coffee

Cà phê đặc sản (Specialty coffee) là loại cà phê có chất lượng cao, được đánh giá bởi các chuyên gia về cà phê theo thang điểm từ 1 đến 100. Theo Hội Cà phê Đặc sản Thế giới (SCA), cà phê đặc sản phải đạt điểm từ 80 trở lên.

Cà phê đặc sản có hương vị đa dạng, phong phú với nhiều hương thơm và vị trái cây khác nhau. Bên cạnh đó, những yếu tố như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn gốc cũng hết sức được chú ý, bởi từng vùng canh tác khác nhau sẽ cho ra những hương vị cà phê khác nhau. 

2. Tiêu chí đánh giá cà phê đặc sản

2.1 Điều kiện cần

Trong ngành cà phê Specialty, khái niệm “Single Origin” ý chỉ một loại cà phê có nguồn gốc từ một nông trại nhất định, được sơ chế theo một lô riêng, được rang độc lập nên không pha trộn với những loại cà phê thường khác. Điều kiện cần thiết để một giống cà phê trở thành Specialty Coffee cần đáp ứng đủ các yếu tố như sau:

  • Nông trại tiềm năng, đạt tiêu chuẩn: Nông trại trồng cà phê đặc sản phải có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, được canh tác theo quy trình bền vững, sử dụng các giống cà phê chất lượng cao. Một số nông trại còn đạt được các chứng chỉ như: chứng chỉ  Organic, Forest Farm, …

  • Nguồn giống tốt: Các nguồn giống khác nhau sẽ cho ra đời các loại cà phê với hương vị hoàn toàn khác biệt. Giống cà phê thuần chủng, ít lai tạp sẽ thường có năng suất thấp nhưng bù lại mang đến chất lượng hạt hoàn mỹ cùng với hương vị thơm ngon hơn rất nhiều so với các giống cà phê có năng suất cao.

  • Quá trình thu hoạch: Trong khi việc trồng cà phê đặc sản đã trở nên phổ biến trong thời gian vừa qua, thì quá trình hái cà bằng tay vẫn là cách duy nhất để đảm bảo độ chín tối ưu của nó. Sự tiếp xúc của con người là một yếu tố quan trọng giúp phân biệt cà phê đặc sản với các loại cà phê đại trà khác.

  • Đảm bảo chất lượng trong quá trình chế biến: Quá trình chế biến cà phê đặc sản phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo giữ nguyên hương vị và chất lượng của cà phê. 

Sau khi trải qua một trong ba quá trình chế biến, sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao sẽ được đem đi kiểm định chất lượng bởi công ty hoặc chuyên gia có bằng cấp Q-Grader. Chỉ khi vượt qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và minh bạch đến từ SCA, với số điểm tối thiểu là 80, sản phẩm cà phê mới thực sự được công nhận là Specialty Coffee.

  • Quá trình rang chuẩn mực: Người rang cà phê Specialty không chỉ đơn thuần là làm chín và cháy cà phê, để có thể rang ra được mẻ Specialty, họ phải cần một lượng kiến thức chuyên sâu về vật lý truyền nhiệt, công nghệ hóa học thực phẩm và cả kĩ năng nếm vị chuẩn xác. 

2.2 Điều kiện đủ

Điều kiện đủ 1: Không chứa khiếm khuyết loại 1 và không nhiều hơn 5 khiếm khuyết loại 2. 

Khả năng đáp ứng điều kiện này phụ thuộc vào chất lượng của hạt cà phê nhân xanh. Hạt cà phê nhân xanh được đánh giá theo hệ thống phân loại của Hội Cà phê Đặc sản Thế giới (SCA).

Một số khuyết loại mà bạn có thể kể đến như: 

  • Hạt cà phê bị mốc, bị hư hỏng

  • Hạt cà phê bị sâu đục

  • Hạt cà phê bị cháy.

Khiếm khuyết loại 2:

  • Hạt cà phê bị vỡ, bị nứt

  • Hạt cà phê bị cháy nhẹ

  • Hạt cà phê bị nhiễm tạp chất.

Điều kiện 2: Đạt điểm tối thiểu 80/100 trên thang điểm cupping

Điều kiện này phụ thuộc vào hương vị của cà phê rang. Cà phê được đánh giá hương vị theo thang điểm cupping, bao gồm các yếu tố sau:

  • Mùi hương: Cà phê phải có mùi hương thơm ngon, đặc trưng

  • Vị: Cà phê phải có vị cân bằng, không quá đắng hoặc quá chua

  • Cấu trúc: Cà phê phải có cấu trúc mịn, mượt mà

  • Tổng thể: Cà phê phải có hương vị hài hòa, hấp dẫn.

Để đạt điểm tối thiểu 80/100 trên thang điểm cupping, cà phê phải có hương vị thơm ngon, cân bằng, với nhiều hương thơm trái cây và hoa. Cà phê cũng phải có cấu trúc mịn, mượt mà, dễ uống.

3. Ý nghĩa của cà phê đặc sản Specialty

Cà phê đặc sản Specialty không chỉ đơn thuần là một loại cà phê ngon mà đằng sau nó là những ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Nó không chỉ là một sản phẩm, mà còn là sự thể hiện của văn hóa, địa vị xã hội, nhân phẩm và những giá trị đạo đức.

Cà phê đặc sản được đánh giá cao về chất lượng hương vị, được sản xuất từ những hạt cà phê chín mọng và chăm sóc kỹ lưỡng từ khâu trồng trọt đến thu hoạch. Tuy nhiên, giá trị của cà phê đặc sản không chỉ nằm ở đó, mà còn ở những giá trị to lớn hơn mà nó mang lại. Chẳng hạn như, vì cà phê Specialty được sản xuất theo cách thức bền vững, thân thiện với môi trường nên nó đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Hơn thế, cà phê đặc sản giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch, …

Cà phê đặc sản đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi người tiêu dùng, người sản xuất và những người làm nghề pha chế cà phê cần có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cà phê đặc sản. Hy vọng Phương Vy Coffee đã giúp bạn nâng tầm kiến thức về cà phê Specialty.

Nội dung bài viết