Thách thức trong việc trồng cà phê Liberica tại Việt Nam
PV Coffee
Th 3 02/04/2024
Nội dung bài viết
Chúng ta đã khá quen thuộc với hai giống cà phê phổ biến nhất là Robusta và Arabica, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất cà phê trên toàn thế giới. Bên cạnh hai loại này, vẫn còn một giống cà phê khác nhưng không phổ biến như Robusta và Arabica, đó là cà phê Liberica . Ở Việt Nam, loại cà phê này được gọi là cà phê mít, giống cà phê đặc biệt với hương vị độc đáo và quyến rũ.
Tại sao cà phê Liberica lại ít phổ biến như vậy? Có những thách thức nào liên quan đến quá trình canh tác và thu hoạch hay không? Hãy cùng Phương Vy Coffee tìm hiểu nhé!
1. Những thách thức trong việc trồng cà phê Liberica mà nhà vườn phải đối mặt
1.1 Khí hậu và thổ nhưỡng
Nhu cầu khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù: Cà phê Liberica ưa thích khí hậu nóng ẩm. Cây phát triển tốt trên đất có độ pH từ 5.5 - 6.5, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
1.2 Kỹ thuật canh tác đối với cà phê Liberica có gì đặc biệt?
Đặc điểm nổi bật của giống cà phê này là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, ít cần nước tưới. Chính đặc điểm nổi trội chống chịu sâu bệnh tốt nên vào cuối thế kỷ 19, cây Liberica là sự lựa chọn thay thế của nhiều nông trại trong khi bệnh gỉ sắt tàn phá hầu hết cây Arabica. Tuy nhiên, mỗi vùng trồng cà phê Liberica tương đương với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau nên kỹ thuật canh tác phù hợp là điều hoàn toàn được cân nhắc.
Việc thiếu hụt kỹ thuật viên có chuyên môn cao ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác. Trong quy trình trồng cà phê Liberica, việc chăm sóc bón phân, tưới nước, phun thuốc, diệt sâu bọ, … yêu cầu người thực hiện phải nắm rõ kiến thức và kĩ năng.
1.3 Năng suất thu hoạch cà phê Liberica
Năng suất Liberica thấp hơn Robusta và Arabica một phần vì thời gian thu hoạch kéo dài, quá trình chín của quả cà phê diễn ra không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Cây cà phê Liberica thường được nhân giống bằng cách gieo hạt, đôi khi cây con được thu thập từ dưới gốc cây dẫn đến sự không đồng nhất về chất lượng cây con.
Để nâng cao năng suất, người dân trồng cà phê có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
Sử dụng giống cây cà phê Liberica có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt.
Áp dụng kỹ thuật canh tác hiệu quả: bón phân hợp lý, tưới nước hiệu quả, ngừa và phòng trừ sâu bệnh, …
Tăng cường nghiên cứu và phát triển các giải pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê Liberica.
1.4 Thị trường tiêu thụ chủ yếu cà phê Liberica
Thị trường tiêu thụ còn hạn chế vì khai thác chủ yếu ở phân khúc cà phê đặc sản. Cà phê Liberica không phổ biến rộng rãi như Robusta hay Arabica, dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng không biết đến loại cà phê này. Việc thiếu nhận thức về hương vị và đặc điểm của Liberica khiến họ có phần e dè hơn trong việc lựa chọn thưởng thức.
Cà phê Liberica thường được sản xuất với số lượng nhỏ hơn dẫn đến việc khó tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Việc tìm mua cà phê Liberica có thể gặp khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực không chuyên về cà phê đặc sản.
2. Các bệnh thường gặp ở giống cà phê Liberica
Một số bệnh thường gặp ở cà phê Liberica:
Bệnh đốm đen do nấm Cercospora Coffeicola gây ra. Bệnh này thường gây ra biểu hiện là những đốm nâu đen trên lá, thân và quả. Bệnh có thể làm giảm năng suất cây trồng vì rụng lá sớm.
Bệnh gỉ sắt do nấm vi khuẩn Hemileia Vastatrix gây nên những đốm màu vàng hoặc cam ở mặt dưới lá.
Bệnh phấn trắng hình thành bởi sự kết hợp của hàng trăm sợi nấm và bào tử trong bộ Erysiphales, được nhận biết bởi lớp màu trắng bột trên lá, thân và quả. Nếu cây cà phê xuất hiện bệnh này sẽ làm giảm khả năng quang hợp, yếu cây và giảm năng suất.
Ngoài ra, một trong những thách thức trồng cà phê Liberica mà người dân phải đối mặt như: bệnh héo rũ cà phê, đốm lá vi khuẩn, virus đốm vòng cà phê, virus khảm cà phê, …
3. Các biện pháp giúp người trồng cà phê vượt qua thách thức dài hạn
Phòng ngừa: Sử dụng cây giống sạch bệnh, vệ sinh vườn cây tốt, thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện dấu hiệu bệnh sớm.
Biện pháp canh tác: Tưới nước hợp lý, bố trí cây trồng hợp lý, thông gió tốt để giảm nguy cơ phát bệnh.
Hóa chất: Sử dụng thuốc trừ nấm hoặc vi khuẩn khi cần thiết, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp.
Mặc dù thách thức trồng cà phê Liberica còn nhiều vấn đề bất cập nhưng với sự nỗ lực của người nông dân, sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, cùng với sự đổi mới trong kỹ thuật canh tác và chế biến, ngành cà phê Liberica có thể phát triển mạnh mẽ và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Hy vọng ở bài viết mà Phương Vy Coffee đã cung cấp trên đây, các bạn có thể hình dung cơ bản được những khó khăn, thách thức mà cà phê Liberica phải đối mặt.
Nguồn: Tham khảo từ Internet